OKR là gì? Làm thế nào để triển khai chiến dịch OKR hiệu quả? là những câu hỏi mà Phần mềm Đất Việt nhận được nhiều trong thời gian gần đây. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé.
I. OKR là gì?
OKR là từ viết tắt của cụm Objective Key Results trong tiếng Việt có nghĩa là kết quả mục tiêu chính. Công cụ này không phải mới xuất hiện mà đã được áp dụng lần đầu tiên vào những năm 1970. Hiểu đơn giản OKR là thuật ngữ chỉ cách để đặt mục tiêu và quản lý mục tiêu hiệu quả. Thành tố của OKR sẽ chia ra làm 2 phần:
– Mục tiêu (Objective): Tôi muốn đi đâu?
– Kết quả then chốt (Key Result): Tôi đến đó bằng cách nào?
Thông thường mỗi tổ chức hay mỗi cá nhân trong một chu kỳ sẽ có từ 3-5 Mục tiêu (O) và với mỗi mục tiêu (O) sẽ có từ 3-5 kết quả chính (KR)
II. Lợi ích của OKR
OKR đóng vai trò như một cột mốc mà mọi doanh nghiệp đều muốn hướng tới. Vì vậy, giá trị mà nó mang đến cho một tổ chức là rất lớn. Chẳng hạn như
- Giúp doanh nghiệp liên kết nội bộ chặt chẽ: OKR kết nối hiệu suất làm việc của cá nhân và phòng ban với mục tiêu chung của công ty. Từ đó đội ngũ quản trị có thể đảm bảo mọi người đang có chung một định hướng.
- Tập trung vào những vấn đề thiết yếu: Mô hình OKR sẽ đưa ra 3-5 mục tiêu cho mỗi cấp độ trong tổ chức, giúp công ty và nhân viên ưu tiên vào những mục tiêu hệ trọng của công ty.
- Tăng tính minh bạch: OKR sẽ xây dựng văn hoá minh bạch cho công ty, nên các nhân viên đều có thể nắm được công việc và kế hoạch của mỗi cá nhân và phòng ban.
- Trao quyền tới nhân viên: Khi đã nắm rõ hoạt động trong công ty, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên theo dõi kết quả công việc.
- Đo lường được tiến độ hoàn thiện mục tiêu: Qua các chỉ số, OKR sẽ phản ánh được các cá nhân, phòng ban và toàn thể công ty đang hoàn thiện được bao nhiêu % mục tiêu.
- Đạt kết quả vượt bậc: OKR cho phép người quản lý lãnh đạo phát huy tối đa khả năng trong công việc, giúp công ty có thể đạt những kết quả ấn tượng.
III. Cách triển khai 1 chiến dịch OKR
Sau khi nắm rõ OKR là gì và lợi ích của OKR thì còn chần chờ gì mà không lên kế hoạch triển khai chiến dịch OKR ngay lập tức. Phần mềm Đất Việt sẽ gợi ý cho bạn các bước thực hiện hiệu quả dưới dây.
1. Xác định objective và key result của doanh nghiệp
Mục tiêu trả lời cho câu hỏi: “Chúng ta muốn làm điều gì?”. Một mục tiêu được viết tốt là ngắn gọn, có tính khả thi, thực hiện được trong một quý, và truyền cảm hứng cho cả nhóm.Mỗi mục tiêu đã đưa ra nên có khoảng từ 3 – 5 kết quả then chốt.
Kết quả then chốt giống như từng viên gạch còn mục tiêu là cả ngôi nhà, cần đạt được các kết quả then chốt mới có thể thực hiện được mục tiêu.
2. Xác định hệ thống để tổ chức quản lý OKR
Do các công ty thường có quy mô khác nhau nên việc theo dõi quản trị mục tiêu OKR là một thách thức. Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý OKR. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chuẩn bị sẵn một quy trình trước khi bắt tay vào OKR. Nếu không mọi giai đoạn sẽ trở nên lộn xộn và doanh nghiệp không thể tối ưu những giá trị OKR mang lại. Việc quản trị OKR nói riêng và quản trị con người nói chung thực hiện không hề dễ dàng. Vậy nên cần phải lựa chọn bổ máy tổ chức quản lý OKR tốt và phù hợp nhất. Như thế, chiến dịch OKR mới có thể thành công
3. Phổ biến với trưởng phòng ban, bộ phận để phác thảo mục tiêu
Sắp xếp lịch họp với ban lãnh đạo cấp trung để vạch ra kế hoạch OKR cho công ty. Một số vấn đề cần thảo luận có thể kể đến như:
- Thông tin về OKR: Khái niệm, vai trò OKR? Vì sao ban lãnh đạo muốn sử dụng hệ thống này?
- OKR 101: Cách áp dụng OKR trong công việc? Lợi ích, hạn chế?
- Thảo luận về OKR công ty: Thảo luận với các trưởng phòng ban bộ phận về OKR công ty trước đó đã thống nhất rồi lấy ý kiến phản hồi.
4. Phổ biến OKR đến toàn doanh nghiệp
Sau khi các trưởng bộ phận, trưởng ban được thống nhất về kế hoạch OKR thì sẽ truyền đạt lại cho các nhân viên cấp dưới. Nên tổ chức những buổi họp có quy mô toàn công ty và cùng phổ biến, đồng thời thu nhận những ý kiến đóng góp để cải thiện chiến dịch phù hợp
5. Trưởng phòng ban làm việc trực tiếp với các thành viên để phác thảo mục tiêu cá nhân
Mỗi nhân viên có một tính cách, một cách làm việc riêng nên đồng nghĩa với việc họ có những mục tiêu cá nhân khác nhau. Vậy nên, việc lắng nghe nguyện vọng của nhân viên để giúp họ đạt được mục tiêu cũng là một cách giúp công ty phát triển. Hãy tổ chức các cuộc thảo luận để làm rõ Nhân viên muốn làm gì và Người quản lý muốn nhân viên làm gì.
6. Kết nối, phân tầng và trình bày OKR
Sau khi thảo luận với từng cá nhân, lãnh đạo phòng ban và CEO cần nắm được tổng thể góc nhìn của các nhân viên, xem xét liệu có ảnh hưởng đến OKR của cả phòng ban hoặc công ty không. Sau khi thống nhất về OKR cho 1 quý hoặc 1 năm, bạn có thể trình bày OKR trong buổi họp toàn thể công ty tiếp theo, thống nhất hướng đi trong giai đoạn sắp tới.
7. Theo dõi và quản lý OKR cá nhân
Trong suốt một quý (hoặc năm), nhà quản lý nên liên tục kiểm tra tiến trình thực hiện OKR của các nhân viên để đảm bảo công ty đang đi đúng định hướng ban đầu. Đây cũng là một cách để quản lý nhân sự hiệu quả.
Như vậy, bài viết này đã chỉ rõ OKR là gì? Các bước triển khai chiến dịch OKR hiệu quả. Đây là mô hình quản trị doanh nghiệp rất phổ biến, được rất nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay ứng dụng. Hi vọng những thông tin này hữu ích với bạn đọc
Đội ngũ support 24/7 của Phần mềm Đất Việt luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ sử dụng phần mềm hiệu quả. Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin bằng cách liên hệ:
HOTLINE: 0978.888.466